Chiếu phim và trò chuyện với Marina Abramovic | Presenting and meeting online with Marina Abramovic
Thời gian | Time 19:30 - 22:30 (GMT +7), thứ Hai/ Monday, 13.07.2020
Địa điểm| Venue Goethe Institut Hanoi / ZOOM 56-60 Nguyen Thai Hoc st., Ba Dinh, Hanoi, Vietnam
Ngôn ngữ | Language Anh-Việt, có hỗ trợ chuyển ngữ/ English and Vietnamese with translation. *** PLEASE SCROLL DOWN FOR ENGLISH ***
Nội dung
Heritage Space kết hợp với viện Goethe Hà Nội tổ chức một chương trình đặc biệt giới thiệu 'The Space in Between' của nghệ sỹ Trình diễn lừng danh thế giới Marina Abramović. Sự kiện đi kèm phần thảo luận với các nghệ sỹ Trình diễn khách mời Việt Nam và Giao lưu trực tuyến cùng nghệ sĩ Marina Abramović sau giờ chiếu.
'The Space in Between' là tư liệu mới nhất về hành trình nghệ thuật đầy quyết liệt của nghệ sỹ Trình diễn lừng danh Marina Abramović. Là một bậc thầy của nghệ thuật biểu đạt hành vi, Abramović dùng hành vi để khám phá thế giới một lần nữa. Bà đến thăm bảy thị trấn ở Brazil và gặp bảy nhà ngoại cảm với những khả năng đặc biệt khác nhau. Khoảnh khắc giao thoa giữa tâm trí và linh hồn, tiếp xúc trí tuệ cổ xưa từ thiên nhiên, hay khi vận trên mình bộ trang phục của nền văn minh cổ, hay khoảng khắc đụng chạm đến tâm hồn nhạy cảm, làm cho bà có cơ hội đối mặt với sự mong manh, đau đớn và cô đơn của nhân loại. Hành trình theo đuổi ranh giới giữa nghệ thuật và tâm linh của Marina Abramović được ghi lại bằng bộ phim này. Một bộ phim quay trên những bước chân hiện thực, nhưng đích đến nằm ở sâu trong tâm hồn. Tác phẩm kéo dài 86', tiếp nối bằng thảo luận với các nghệ sỹ khách mời nhằm mở rộng các nhận thức và ranh giới của loại hình nghệ thuật này. Khách mời thảo luận là nghệ sỹ Trần Lương - người có những thực hành Trình diễn từ thập niên 1990 liên tục cho tới nay, và Nguyễn Hải Yến (Red Slumber) - nghệ sỹ Trình diễn thế hệ mới, vừa hoàn thành một nghiên cứu cá nhân về loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam. Tiếp đó là phần Giao lưu trực tuyến cùng nghệ sĩ Marina Abramović từ xa qua ZOOM. Chương trình nhận được sự hỗ trợ hào phóng của viện Goethe Hà Nội và trợ giúp truyền thông của Hanoi Grapevine.
Về các Nghệ sỹ
Marina Abramovíc (* 1946) là một nghệ sĩ khái niệm và trình diễn, nhà từ thiện và nhà làm phim nghệ thuật người Mỹ gốc Serbia. Tác phẩm của bà khám phá nghệ thuật cơ thể, khả năng chịu đựng và nữ quyền, mối quan hệ giữa người biểu diễn và khán giả, giới hạn của cơ thể và khả năng của tâm trí. Hoạt động trong hơn bốn thập kỷ, Abramovic tự gọi mình là "Người Bà của Nghệ thuật Trình diễn". Bà đã đi tiên phong trong một khái niệm mới về bản sắc bằng cách thu hút sự tham gia của các nhà quan sát, tập trung vào "đối mặt với nỗi đau, máu và giới hạn thể chất của cơ thể". Về tiểu sử nghệ thuật của Marian Abramovíc, mời xem tại đây: https://www.guggenheim.org/artwork/artist/marina-abramovic
Trần Lương (1960) là nghệ sĩ thị giác, nhà giám tuyển độc lập, và một người tiên phong trong quá trình kiến tạo không gian cho nghệ thuật đương đại mang tính phản biện ở Việt Nam. Là một trong số các nghệ sĩ đầu tiên thử nghiệm với nghệ thuật trình diễn và video, tác phẩm của anh luôn dựa trên những trải nghiệm bản địa. Luôn tích cực tạo cơ hội phát triển cho nghệ sĩ, Trần Lương đã đồng sáng lập nhóm ‘Gang of Five’ (1983-1996); cùng nhau, họ đã tổ chức triển lãm hàng tháng ở các không gian ngoài luồng. Năm 1998, anh đồng sáng lập Nhà Sàn Studio – không gian nghệ thuật thử nghiệm đầu tiên ở Việt Nam do nghệ sĩ vận hành, và giám tuyển phần lớn các triển lãm ở đây trong bốn năm đầu. Anh cũng là người sáng lập kiêm giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Hà Nội năm 2000. Tuy nhiên, anh đã rời bỏ vị trí này không lâu sau vào năm 2003 do các mâu thuẫn về mặt hành chính. Là một người cố vấn luôn sẵn sàng giúp đỡ lớp trẻ, Trần Lương vượt lên khỏi những ý niệm định khuôn về thực hành giám tuyển; khuyến khích nghệ sĩ nới rộng đường biên sáng tác; thương thảo với chính quyền; tạo ra những cơ hội trao đổi giữa ba miền Bắc, Trung, Nam; mang nghệ sĩ Việt Kiều và mời gọi nghệ sĩ quốc tế đến với Việt Nam. Bên cạnh đó, anh còn điều hành nhiều dự án phát triển cộng đồng ở các vùng miền khác nhau. Nghệ thuật của anh phê bình sự đàn áp và tập trung vào sự bền bỉ của con người như một cách thức tiếp sức cho họ qua cũng những hành động cá nhân và mang tính tự vấn. Anh cống hiến rất nhiều công sức vào việc phát triển các không gian nghệ thuật, đề xuất dự án, tạo dựng mạng lưới và các cộng đồng tập trung vào nghệ thuật trình diễn và video art ở Việt Nam. Tất cả những cố gắng này, kèm theo việc chất vấn những thể chế thống trị, luôn nhằm mục đích hỗ trợ những quan điểm ngoài luồng trong một bối cảnh rập khuôn về tư tưởng.
Nguyễn Hải Yến (a.k.a Red) làm film, làm thị giác, viết, trình diễn, xuất hiện như một đại diện đặc sắc của thế hệ nghệ sỹ mới tài năng của Hà Nội sau 2010. Cô thực hành làm phim tại Hanoi Doclab từ năm 2015 và kể từ đó đã cho ra đời một số phim ngắn bao gồm Homeless (2016), Water dreams (2016) và Summer siesta: 6th hour counting from dawn (2017) (bộ phim nằm trong chuỗi dự án "Realities" được hướng dẫn và sản xuất bởi Jamie Maxtone-Graham). Phim của Red đã được trình chiếu tại nhiều không gian như Quest Festival, Hanoi Docfest, Cold Call Film Festival... Phim ngắn “Summer siesta: 6th hour counting from dawn” được triển lãm tại Fundacion PROA (Buenos Aires, Argentina) từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3, năm 2019. Hiện tại, bộ phim được triển lãm tại White Chapelle Gallery (London) từ tháng Tám đến cuối tháng 9, năm 2019. Red là một trong số các nghệ sĩ châu Á được lựa chọn tham gia dự án Animistic Apparatus (Thái Lan, tháng 4/2019), tổ chức bởi May Adadol Ingawanij. Red là thành viên của nhà xuất bản độc lập Ajar Press. Bên cạnh thực hành nghệ thuật thị giác, Red nghiên cứu dịch thuật và trình diễn. Red vừa hoàn thành một nghiên cứu độc lập về Nghệ thuật Trình diễn tại Việt Nam từ giai đoạn 1990 đến nay. Red bắt đầu tổ chức các sự kiện âm nhạc cũng như tham gia một số hoạt động khác tại Heritage Space từ mùa hè 2018.
________________
Heritage Space collaborating with the Goethe-Institut Hanoi to organize 'The Space in Between' a special film screening of the latest movie of the acclaimed Performance artist Marina Abramović. The screening will follow by a discussion with selected local Performance artists and Online meeting with Marina Abramović.
‘The Space in Between’ is the latest movie about the drastically artistic adventure of the acclaimed performance artist Marina Abramović. Behavior Art Godmother, Abramović explores the world with action again. She visited seven Brazilian towns and met seven psychics with different special abilities. The moment of mind and soul meets, ancient wisdom from nature, worn through the outfit of civilization and touching the sensitive soul, also makes her face the fragility, pain and loneliness of humanity. The Director documented marina's journey to pursue the boundaries between art and spirituality. It's a road movie, but the destination is heading deep into the soul. The movie will be screened for 86 minutes, following with a discussion of 30’ between selected local performance artists, moderated by Heritage Space. Guest speakers are artist Tran Luong – who has been practicing on Performance in very early time since 1990s, and Nguyen Hai Yen (Red) a representative of the young Performance art generation. She has just finished a research on the development of Performance Art in Vietnam. Atfer that, the artist Marina Abramović will directly discuss with audience via ZOOM meeting. The program is part of the long-term events oriented towards building the data sources for learning and research on contemporary art initiated by Heritage Space. It is generously supported by the Goethe Institut Hanoi and in the media partnership with Hanoi Grapevine.
About the Artists
Marina Abramovic (*1946) is a Serbian American conceptual and performance artist, philanthropist and art filmmaker. Her work explores body art, endurance art and feminist art, the relationship between performer and audience, the limits of the body, and the possibilities of the mind. Being active for over four decades, Abramovic refers to herself as the "grandmother of performance art". She pioneered a new notion of identity by bringing in the participation of observers, focusing on "confronting pain, blood, and physical limits of the body". About Marina Abramović's artistic career, please visit: https://www.guggenheim.org/artwork/artist/marina-abramovic
Trần Lương (b.1960) is a visual artist, independent curator and a pioneer in creating space for critical contemporary art in Vietnam. Among the first local artists to experiment with performance and video, his artwork is grounded in local experience. Active in making opportunities for artists, Trần Lương co-founded the ‘Gang of Five’ (1983-1996), which organized monthly exhibitions in alternative spaces. In 1998, he co-founded Nhà Sàn Studio, the country’s first, artist-led, experimental art space, and curated the majority of its exhibitions in the initial four years. He was also the founding director of the Hanoi Contemporary Art Centre in 2000, resigning in 2003 in protest of government corruption. A generous mentor of youth, Trần Lương goes beyond presumed ideas of curating, encouraging performers to push the boundaries, negotiating with the authorities, creating exchanges between North, Centre and South Vietnam, bringing artists of the diaspora back to Vietnam, and hosting international artists. In addition, he also manage many community development projects in multiple regions in Vietnam. His art critiques repression, emphasising human resilience as an empowering of the individual through personal action and self-reflection. His dedicated energy in developing spaces, initiatives, networks and communities for performance and video arts in Vietnam, alongside his questioning of dominant norms is all towards supporting alternative visions in a context of ideological conformity.
Nguyễn Hải Yến (a.k.a Red) làm film, làm thị giác, viết, trình diễn, xuất hiện như một đại diện đặc sắc của thế hệ nghệ sỹ mới tài năng của Hà Nội sau 2010. Cô thực hành làm phim tại Hanoi Doclab từ năm 2015 và kể từ đó đã cho ra đời một số phim ngắn bao gồm Homeless (2016), Water dreams (2016) và Summer siesta: 6th hour counting from dawn (2017) (bộ phim nằm trong chuỗi dự án "Realities" được hướng dẫn và sản xuất bởi Jamie Maxtone-Graham). Phim của Red đã được trình chiếu tại nhiều không gian như Quest Festival, Hanoi Docfest, Cold Call Film Festival... Phim ngắn “Summer siesta: 6th hour counting from dawn” được triển lãm tại Fundacion PROA (Buenos Aires, Argentina) từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3, năm 2019. Hiện tại, bộ phim được triển lãm tại White Chapelle Gallery (London) từ tháng Tám đến cuối tháng 9, năm 2019. Red là một trong số các nghệ sĩ châu Á được lựa chọn tham gia dự án Animistic Apparatus (Thái Lan, tháng 4/2019), tổ chức bởi May Adadol Ingawanij. Red là thành viên của nhà xuất bản độc lập Ajar Press. Bên cạnh thực hành nghệ thuật thị giác, Red nghiên cứu dịch thuật và trình diễn. Red vừa hoàn thành một nghiên cứu độc lập về Nghệ thuật Trình diễn tại Việt Nam từ giai đoạn 1990 đến nay. Red bắt đầu tổ chức các sự kiện âm nhạc cũng như tham gia một số hoạt động khác tại Heritage Space từ mùa hè 2018.
Back | ||||||||||||