LỤC GIÁC Hợp nhất - Workshop với Tony Lê Nguyễn | Six SENSE, the creative workshop by Tony Le Nguyen
Thời gian | Time 10:00 - 18:00, 05 - 20.01.2018 Địa điểm| Venue Heritage Space
[VIETNAMESE only]
Mở đầu cho năm 2019 và tiếp tục chuỗi HS-Workshop, chú trọng vào phát triển sáng tạo và kết nối liên ngành, Heritage Space trân trọng giới thiệu 'LỤC GIÁC HỢP NHẤT', một chương trình phát triển kỹ năng của giác quan dành cho những diễn viên chuyên nghiệp và cả những người không chuyên nhưng có sở thích trình diễn trên sân khấu theo nhiều mức độ khác nhau. Workshop được dẫn dắt bởi đạo diễn-nhà giáo dục Tony Lê Nguyễn.
➲ MÔ TẢ NỘI DUNG
Nhiều diễn viên gặp khó khăn trong việc thể hiện trung thực của vai nhân vật khi họ sử dụng cảm xúc cơ thể quá máy móc trên sân khấu. Bởi vì những hành động của họ trên sân khấu không phải là thật qua việc họ thấy, nếm, ngửi, nghe, chạm, cảm. Nếu thật sự đi sâu vào lục giác sẽ giúp cho diễn viên có lộ trình thể hiện nhân vật rõ nét nhất có thể trên sân khấu theo hướng trung thực bằng cảm xúc thật nhất, ví dụ, bạn hãy ngửi mùi nước hoa mà làm cho bạn gợi nhớ đến vợ bạn. Cảm xúc tình yêu được trỗi dậy trong bạn qua khứu giác. Cảm giác khi bạn thưởng thức món ăn, thức uống quá nóng và nó làm bỏng khoang miệng hoặc cảm giác một ngụm cà phê yêu thích của bạn, gây ra cảm giác ớn lạnh xuống sống lưng và cảm nhận về nó của bạn. Cảm giác rất quan trọng để chúng ta có khả năng đón nhận từ người khác và cũng là cách giúp chúng thể hiện nhân vật rõ nét nhất. Chạm cũng là một giác quan rất quan trọng để cảm nhận các mối quan hệ. Ví dụ, bạn không thể gặp ai cũng ôm được, đúng không? Bạn chắc chắn sẽ gặp rắc rối nếu bạn ôm một người lạ như cách ôm bạn gái của mình. Tất cả những giác quan này, tùy thuộc vào mối quan hệ để lưu ý cần thiết thực hiện với độ chính xác trung thực cảm xúc phụ thuộc vào địa vị, giới tính, độ tuổi, văn hóa.. .của các nhân vật khác nhau trên sân khấu. Để đáp ứng những yêu cầu của sự trung thực cảm giác nhân vật của bạn thì phải thật sự nhìn thấy. Mục tiêu cuối cùng của một nhân vật, thì đòi hỏi một diễn viên phát huy được tất cả sáu giác quan, nhưng để đạt được điều này có khi mất cả đời để học. Khi sử dụng thính giác, điều quan trọng là lắng nghe cảm xúc, quan điểm của nhân vật mà không chỉ là “nghe lời thoại”, nghe như lần đầu tiên nghe. Ngoài giao tiếp bằng thính giác thì chúng ta còn giao tiếp, phản ứng đầy đủ bằng thị giác. Điều quan trọng là diễn viên phải biết rung động khi tiếp xúc với kịch bản để có khả năng diễn giải cảm xúc thật của nhân vật. Lục giác là những khía cạnh vô cùng quan trọng và diễn viên phải biết rung động và dùng sáu giác quan như sáu cánh cửa đưa vào nhân vật để diễn tả cảm xúc trung thực nhất, và chính diễn viên đưa sự thật của lục giác vào nhân vật khi lên sân khấu. Tiếp xúc kịch bản – dùng lục giác – đưa cảm xúc thật vào nhân vật – trình bày lên sân khấu. Qua 12 buổi workshop, các học viên có thể học được các phương pháp của thầy Tony Le-Nguyen đã tích lũy hơn 30 năm giảng dạy và làm nghệ thuật trong và ngoài nước giúp con người hoàn thiện kỹ năng:
➲ THÔNG TIN KHÓA HỌC
◆ THỜI GIAN: các ngày thứ Bảy và Chủ Nhật: 05-06/1; 12-13/1 và 19/20/1, khung giờ từ 10h - 18h. ◆ ĐỊA ĐIỂM: Heritage Space Gallery, Tầng 1 Dolphin Plaza, 6 Nguyễn Hoàng/ 28 Trần Bình, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội. ◆ Quy mô lớp học: từ 08 - 20 người ◆ Lứa tuổi: >18 tuổi. ◆ Đối tượng tham gia: dành cho tất cả mọi người, cả diễn viên chuyên nghiệp và người không chuyên ◆ Phí tham dự: 2,000,000vnd/ khóa. Giảm giá 20% dành cho sinh viên.
➲ VỀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Tony Lê-Nguyễn sinh ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam năm 1968 với tên Lê Thiện Toàn. Anh lấy tên Tony Lee từ lúc đóng phim từ năm 1985 và cuối cùng đổi tên thành là Tony Lê-Nguyễn từ lúc làm đạo diễn từ năm 1995. Trên 20 năm qua anh đã làm rất nhiều việc trong lĩnh vực nghệ thuật từ một diễn viên, kịch tác gia, đạo diễn và sản xuất. Anh hiện là Giám đốc sản xuất cho Lê-Nguyễn Productions tại Melbourne, Úc. Anh hiện tại đang giảng dạy tại môn kịch nghệ tại trường Caroline Chisholm College ở Melbourne, Australia và thường xuyên về Việt Nam đễ dạy diễn suất tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Tony Lê-Nguyễn theo học kỹ thuật điện ảnh tại trường RMIT, Melbourne năm 1989 và tốt nghiệp bằng Cử Nhân (Kịch Nghệ và Phát triển cộng đồng) năm 1998 và bằng Sư Phạm năm 2000 tại Trường Đại học Victoria. Anh đã được nhiều người biết đến với vai diễn “Tiger” cùng với diễn viên Russell Crowe trong phim “Romper Stomper” năm 1992 của đạo diễn Geoffrey Wright. Anh cũng đã xuất hiện trong nhều tập phim truyền hình của Úc khác bao gồm: “Stingers, SeaChange, Raw FM, GP, Fast Forward, All Together Now, Embassy, Secretst, The Damnation of Harvey McHugh, Paradise Beach, English at Work và Australia Most Wanted”. Năm 2000, anh là người Việt đầu tiên được Hội đồng Nghệ Thuật Úc trao tặng học bổng phát triển văn hóa cộng đồng (Community Development Fellowship) để anh đi nghiên cứu nghệ thuật quần chúng trên toàn thế giới. Từ đó anh đã được mời giảng dạy và thuyết trình nhiều nơi ở Úc, Mỹ, Canada, Ý và Hồng Kông. Anh đã bắt đầu đi lưu diễn từ năm 1986 cùng với Nữ diễn viên Maria Coustas, Nhà hát Handspan trong vở “A Change of Face” của đạo diễn Carmelina di Guglielmo. Năm 1990 anh được làm việc với nhà hát Victoria State Opera, trong vở “Madama Butterfly” và năm 1992 anh diển trong vở “Titus” nhà hát kịch TheatreWorks của đạo diễn David Pledger và Robert Draffin. Trong tháng 5 năm 1994, anh thành lập Nhóm AVYM (Australian Vietnamese Youth Media) với sự hỗ trợ của David Everist tại Trung tâm Nghệ thuật Cộng đồng Footscray. Nhóm AVYM nhận được tài trợ đầu tiên của mình từ quỷ Queens Trust Australia vào năm 1995 để sản xuất vở kịch “Chạy Vòng Vòng”, do chính anh viết và đạo diễn. Năm 1996 nhận được sự tài trợ của Hội đồng Nghệ Thuật Úc và Sidney Myer Foundation để dựng lại Chạy Vòng Vòng một cách quy mô và chuyên nghiệp hơn tại Nhà hát Napier Street Theatre, South Melbourne và năm 1998, anh được nhà hát Urban Theatre Projects mời để dựng lại vở “Chạy Vòng Vòng” trên Sydney. Ngoài những tác phẩm trên, Tony Lê-Nguyễn đã chỉ đạo và sản xuất sản phẩm chuyên nghiệp và cộng đồng như “A Time of Our Lives” với nhà hát Nhà hát Tuổi trẻ St Martins và trung tâm cộng đồng Flemington năm 1996, vở “Now I Lay Me Down của Frank Ottis tại nhà hát La Mama năm 1997, vở Taboo, cho Lễ hội Next Wave năm 1998, Tác giả và Sản xuất vở "Aussie Bia om, năm 2001 và đạo diễn tích đoạn cho Lễ Hội Maribyrnong trong năm 1997 và 2000, Sản Xuất vở “Children of the Dragon” 2005 tại nhà hát Trades Hall và vở Silence năm 2008 tại nhà hát La Mama ỏ Melbourne. Năm 1996, anh được mời làm đồng đạo diễn phim “World’s Apart” với Gary McKechnie, một phim truyền hình về cuộc xung đột thế hệ trong một gia đình người Việt Nam tại Úc. Phim nầy đã được trình chiếu lần đầu tiên trên đài truyền hình SBS của Úc vào tháng 12 năm 1997.
➲ Về HS-WORKSHOP
Là chuỗi hoạt động thường kỳ của Heritage Space chú trọng vào việc mở ra một khung nền dành cho phát triển sáng tạo song song với xây dựng năng lực biểu đạt cho mỗi cá nhân, và kết nối & hợp tác xuyên-liên ngành. Với những người hướng dẫn là nghệ sỹ & chuyên gia từ nhiều lĩnh vực và nội dung được thiết kế dành cho người chuyên nghiệp và những người ít/ chưa có kinh nghiệm tiếp xúc sáng tạo, nhằm từ đó hướng tới xây dựng cộng đồng giàu có hơn về cảm xúc và trải nghiệm đa dạng, phi truyền thống.
◆ Đối tác truyền thông: Hanoi Grapevine ◆ Bảo trợ: TID Group, Dolphin Plaza Ảnh nền: Hình ảnh trong sự kiện được sử dụng bởi sự cho phép của Tony Lê Nguyễn.
Back | ||||||||||||